Vườn cây ăn quả, rau sạch đáng ngưỡng mộ trên sân thượng của mẹ trẻ xinh đẹp
'Sự cần cù, chăm chỉ cộng với niềm đam mê sẽ được đền đáp xứng đáng. Mỗi ngày làm một chút là cả gia đình có thêm rau quả sạch để ăn. Không cần tập Gym hay Yoga, thể chất của tôi vẫn khoẻ mạnh, tinh thần của tôi vẫn sảng khoái vì được làm điều mình thích', chị Phương luôn cảm thấy thích thú và hào hứng khi nói về sự nghiệp trồng rau quả sạch của mình. Tuy mới trồng được hơn một năm nhưng chị Phương luôn tìm cách để tăng diện tích trồng rau trên sân thượng, bởi làm vườn là một phần cuộc sống của chị, được chị ấp ủ từ rất lâu nhưng giờ mới có thể thực hiện.
Toàn cảnh sân thượng được chị bố trí khá khéo léo
Chị sử dụng kệ kim loại nhiều tầng để trồng được nhiều loại rau
Mới đây, chị Phương còn thiết kế khung sắt và nhờ thợ lắp trên phần mái còn lại
Diện tích trồng mới được mở rộng
Phần mái được mở rộng đến 40m2 giúp chị thỏa niềm đam mê của mình
Khoảng sân thượng với đủ loại cây xanh, rau sạch, củ quả được chị Phương sắp xếp, bài trí khá hợp lý với kệ kim loại giúp chị trồng được đa dạng, bên cạnh đó chị còn tạo từng khoảng chức năng, phân vùng trồng từng nhóm cây hợp lý. Nhờ đó, khu vườn của chị vẫn có một góc nhỏ xinh để đặt ghế nghỉ, giúp mọi người trong gia đình chị có nơ riêng tư để thư giãn, đọc sách hay đơn giản chỉ là chuyện trò, ngắm những thành quả chăm chút mỗi ngày của chị.
Chị đặt một chiếc ghế xinh xắn, với màu sắc nổi bật ở giữa khu vườn của gia đình mình
Mọi người có thể thoải mái ngồi nghỉ ngơi, thư giãn giữa vườn cây xanh mát
Chị cũng rất thích thú nơi thư giãn nhỏ xinh này
Bởi ngồi ở đây, chị có thể ngắm nhìn thành quả của mình đang lớn lên mỗi ngày
Chị Phương cho biết, khi bắt đầu trồng rau, chị hoàn toàn chưa chủ động trong mọi khâu như chưa có kinh nghiệm xử lý đất trước khi trồng, chưa chọn được địa điểm mua hạt giống uy tín, chất lượng, chưa biết cách xử lý khi cây bị sâu bệnh hay rệp ăn rau. Vì thế, thời gian đầu dù khá chăm chút và vất vả nhưng rau thu hoạch không được nhiều. Để rau quả tươi tốt, cho năng suất cao, chị Phương đã dành khá nhiều thời gian để học hỏi bạn bè, tìm hiểu thêm trên internet nên chị đã học được khá nhiều kinh nghiệm chăm sóc rau quả cũng như trị các bệnh thường gặp. Rau quả chị trồng cũng tốt tươi hơn và thu hoạch được nhiều hơn so với thời gian đầu.
Chị Phương sử dụng kệ tầng để đặt được nhiều chậu rau hơn
Những loại rau ưa nắng chị ưu tiên đặt ở tầng trên
Những loại rau mới trồng cũng được ưu tiên đặt ở tầng trên
Những loại rau đã lớn hoặc cần ít ánh nắng được chị đặt ở tầng dưới của kệ
Do sân thượng thông thoáng nên rau quả luôn đủ nắng
Cây cối xanh tươi
Với khoảng sân thượng lý tưởng, chị trồng được rất nhiều loại rau cho bữa ăn hàng ngày
Chị Phương kể lại, tầng thượng nhà chị lợp mái tôn để chống nóng và có thêm khoảng sân cho con vui chơi. Mái tôn được lợp 1/2 sân thượng, 1/2 sân còn lại đổ bê tông mái chéo, cầu thang đi lên thì khá chênh vênh khiến việc đi lại không được tiện lắm. Tuy nhiên, được chồng ủng hộ kế hoạch trồng rau quả trên sân thượng nên vợ chồng chị đã phá mái tôn, làm lại cầu thang, thi công chống thấm, lát gạch và làm một phần mái che. Để tăng thêm diện tích trồng rau, chị Phương đã tự thiết kế khung sắt và nhờ thợ thi công đặt kệ ở phần mái chéo bê tông giúp diện tích trồng rau, trồng cây được tăng thêm khoảng 40m2. Phần mái chéo này cũng là khoảng diện tích lý tưởng giúp chị thoải mái trồng các loại cây leo.
Là người yêu thích trồng trọt nên chị Phương chịu khó sưu tầm các loại giống mới để trồng
Rau quả trên sân thượng luôn tươi tốt, cho năng suất cao
Thành quả của một lần lên sân thượng thu hoạch
Trước khi bắt tay vào trồng rau, chị Phương đã chuẩn bị một thùng phi nhựa 200L để ngâm rác hữu cơ, đây cũng là nguồn phân hữu cơ chính để chị sử dụng bón cho vườn rau quả trên sân thượng nhà mình. Chị Phương thường sử dụng các loại rau hỏng, hoa quả hỏng, rác nhà bếp không mắm muối, đầu cá, vây cá... để cho vào thùng, cho thêm chế phẩm EM để giúp rác phân hủy nhanh hơn, đồng thời giảm bớt mùi khó chịu.
Cây cối trên sân thượng được bón phân hữu cơ do chị tự làm
Cây cối luôn xanh tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Mướp đắng
Bí chanh
Lặc lày
Cà tím
Ngô đang trổ bông
Củ cải đỏ
Khoai tây
Cà rốt
Theo kinh nghiệm của chị Phương, chị thường mua các loại hạt của các công ty giống cây uy tín ở Việt Nam, tỉ lệ nảy mầm của các loại hạt giống cũng khá cao. Các loại cây ăn quả, cây rau lạ chị thường mua hạt của Nga, Nhật hay của Mỹ. Với các loại hạt giống, chị thường gieo trực tiếp vào đất, không ngâm rồi mới gieo như cách làm thông thường. Chỉ những loại hạt có vỏ cứng lâu nảy mầm nên chị thường ngâm nước trước khi trồng. Nước để ngâm hạt giống chị pha theo tỉ lệ 2 sôi 1 lạnh và ngâm hạt trong vòng 6 tiếng. Sau đó ủ vào khăn ẩm đợi hạt nứt mầm mới mang gieo vào đất.
Ớt
Khế trĩu quả trên cành
Ổi
Để phòng tránh sâu bệnh, chị Phương thường ngâm tỏi, ớt, gừng để chắt lấy nước pha loãng và phun lên rau quả theo định kỳ 10 ngày 1 lần. Nếu cây trồng đã xuất hiện nhiều sâu thì chị phun thường xuyên hơn, khoảng 4 đến 5 ngày 1 lần. Khi thấy sân thượng xuất hiện ốc sên, chị Phương thường rắc vôi bột hoặc nghiền nát vỏ trứng rắc lên bề mặt đất xung quanh cây trồng khiến ốc sên không thể bò vào ăn lá, hại cây được.
Đu đủ trồng trên sân thượng
Dâu tây
Cóc Thái
Dưa pepino
Cây trồng như rau, củ, quả chị trồng cũng khá xanh tốt cũng bởi một phần nhờ khâu trộn đất khá kỹ, giúp đất trồng đảm bảo đủ dinh dưỡng trước khi cây được trồng. Thành phần trộn đất của chị Phương khá đơn giản nhưng theo chị, khi trộn đất như vậy, hầu hết các loại cây chị trồng đều lớn rất nhanh. Chị trộn đất thịt lẫn phân bò, phân gà hoai mục, trấu hun và phân trùn quế. Sau khi thu hoạch rau quả, chị lại tiếp tục đổ đất ra trộn thêm vôi bột và phơi khô đất trong khoảng 1 tuần trước khi gieo trồng đợt rau mới. Khi trồng cây, chị thường đổ hỗn hợp đất đã trộn vào chậu. Đất trồng đổ khoảng 10cm tính từ đáy chậu, sau đó cho vỏ dứa, cọng rau để phân hủy rải đều lên trên và rắc thêm một lượng nhỏ Tricoderma giúp cho cọng rau nhanh phân hủy và chống nấm cho đất. Sau đó lại đổ thêm 10cm đất lên trên mới tiến hành gieo hạt. Sau khi gieo hạt, chị Phường thường rải 1 lớp tro rơm hoặc 1 lớp trấu để hạt đỡ bị trôi khi tưới, đồng thời bổ sung thêm kali cho đất trồng.
Cam cara
Chanh
Chanh đào
Lựu
Hồng xiêm
Cũng vì khá chú trọng khâu trộn đất với gần như đầy đủ các thành phần dinh dưỡng mà cây cần nên chị Phương không bón thêm phân cho rau. Chị chỉ thường tưới nước đều đặn giúp cây có đủ độ ẩm và hấp thụ tốt chất dinh dưỡng có trong đất. Đối với cây ăn trái, chị thường bón thêm một ít NPK dạng hạt. Để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho các loại cây ăn quả, vì loại cây này cần khá nhiều dinh dưỡng, chị Phương còn đi xin đầu cá, vây cá ở chợ về để lót dưới gần đáy chậu giúp các chất hữu cơ phân hủy nuôi cây. Để các loại cây ăn trái có đủ chất dinh dưỡng và sai quả, chị thường bổ sung vài hạt NPK cách gốc cây định kỳ 1 tháng 1 đến 2 lần tùy vào tiến độ sinh trưởng, phát triển của cây. Khi cây ra hoa, chị bón bổ sung thêm ka li. Khi cây đậu quả thì chị ngừng bón tất cả các loại phân giúp phân đã bón được chuyển hóa hoàn toàn vào cây. Cách làm này cũng là để quả được ngọt hơn, an toàn hơn với sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Giàn dưa được chị tỉ mỉ thiết kế
Trên sân thượng chị trồng khá nhiều loại dưa
Sân thượng hiện tại của chị có trồng khá nhiều loại dưa như dưa hấu, dưa gang, dưa chuột, dưa lê... Chị Phương cho biết, trong các loại dưa chị trồng thì dưa lê là loại cho năng suất cao nhất. Đất trồng các loại dưa được chị trộn nhiều phân gà và phân bò hơn so với đất trồng rau. Với dưa lê và dưa chuột, cây được khoảng 11 lá thì chị bấm ngọn kích thích cây đẻ nhiều nhánh. Khi cây ra nhánh mới được 7 đến 8 lá chị lại bấm ngọn tiếp để cây đẻ nhiều nhánh hơn, cây cũng nhiều hoa và đậu nhiều quả hơn. Khi cây ra hoa, chị Phương thường tỉa bớt lá già dưới gốc để cây tập trung chất dinh dưỡng ra hoa, đẻ nhánh, đậu quả.
Dưa bắt đầu đậu quả
Những quả dưa đầu vụ
Khi dưa bắt đầu to dần, chị Phương dùng rổ, rá để đỡ dưa
Dưa lê khá sai quả
Dưa lưới
Lục Bảo
Không có nhận xét nào: