Thời trang

[thoi trang][bleft]

Làm đẹp

[lam dep][grids]

Nội trợ

[noi tro][bleft]

Tâm sự

[tam su][twoclumns]
Được tạo bởi Blogger.

Kỹ thuật tiên tiến giúp bệnh nhân đột quỵ não đến viện muộn có thêm cơ hội sống

Đây là chia sẻ của GS.TS Phạm Minh Thông, Chủ tịch Hội điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam tại Hội nghị Điện quang can thiệp Toàn quốc lần thứ 6 được Bệnh viện Bạch Mai tổ chức trong 2 ngày 20-21/4.

 GS.TS Phạm Minh Thông

GS.TS Phạm Minh Thông

Khẳng định kỹ thuật điện quang can thiệp rất mới trên thế giới nhưng đã áp dụng thành công tại Việt Nam. GS.TS Phạm Minh Thông cho biết, mặc dù lĩnh vực Điện quang can thiệp còn khá non trẻ, tuy nhiên thành tựu kỹ thuật đạt được rất đáng tự hào sánh ngang tầm khu vực như các nước Singapore và Thái Lan.

Một số kỹ thuật đạt trình độ thế giới như: Các kỹ thuật điều trị phình động mạch não bằng đặt stent đổi hướng dòng chảy; Lấy huyết khối động mạch trong nhồi máu não cấp…

Trong đó, năm 2017, Việt Nam đã ứng dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và can thiệp điều trị một số bệnh mạch máu não, đặc biệt kỹ thuật lấy huyết khối trong điều trị nhồi máu não tối cấp do tắc động mạch lớn với khoảng 900 ca. Con số này tăng khoảng 100% so với năm 2016. Điều này giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi cảnh tàn tật.

GS.TS Phạm Minh Thông cho biết, trên thế giới, phác đồ điều trị đột quỵ não là sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Tuy nhiên, tiêu sợi huyết chỉ thông được các mạch nhỏ, không tiêu được các mạch lớn. Trong khi đó, nếu không can thiệp tắc mạch sẽ ngày càng trầm trọng. Việc loại bỏ huyết khối bằng ứng dụng điện quang giúp người bệnh có cơ hội hồi phục thêm 50 – 60%.

Vì vậy, với các trường hợp đột quỵ não đến viện trong thời gian vàng (6 tiếng kể từ thời điểm đột quỵ), thuốc tiêu sợi huyết được lựa chọn. Nhưng với những trường hợp huyết mạch lớn không tiêu được, bác sĩ sẽ chỉ định lấy huyết khối bằng can thiệp. Tại Bệnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi năm tại đây có khoảng 150 bệnh nhân được can thiệp lấy huyết khối thành công.

Đáng nói, nhờ phối hợp giữa tiêu sợi huyết và phương pháp này, những bệnh nhân đến viện muộn không còn ở giờ “vàng” để dùng tiêu sợi huyết sẽ có thêm cơ hội sống. Phương pháp này cho phép mở rộng thêm thời gian để cứu bệnh nhân đột quỵ não.

Hiện nay, trên toàn quốc đã có khoảng 30 bệnh viện thực hiện được các kỹ thuật Điện quang can thiệp, trong đó có khoảng gần 20 đơn vị có thể thực hiện được các kỹ thuật Điện quang can thiệp thần kinh. GS.TS Phạm Minh Thông cho biết, thời gian tới sẽ mở rộng điều trị điện quang can thiệp với nhiều bệnh lý khác (bệnh lý thần kinh, ung thư gan…).

“Chúng tôi sẽ mời các chuyên gia, giáo sư nổi tiếng nhất thế giới về lĩnh vực này đến giảng bài, thực hiện trực tiếp trên mô hình để mở rộng kiến thức cho các bác sĩ tại các tỉnh, giúp tăng cường hiệu quả điều trị, giảm thời gian nằm viện của người bệnh", GS.TS Phạm Minh Thông nói.

Hội nghị Điện quang can thiệp Toàn quốc lần thứ 6 có sự tham dự khoảng 250 các Giáo sư, Bác sĩ, các đồng nghiệp trên cả nước. Hội nghị có 12 khách mời quốc tế là các Giảng viên trong lĩnh vực Điện quang can thiệp Thần kinh, ngoại biên, can thiệp các tạng có uy tín trên thế giới đến từ Pháp, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia và Phillipin.

Đây là Hội nghị được tổ chức thường niên vào tháng 4, chủ đề tập trung các lĩnh vực can thiệp trong và ngoài mạch máu dưới hướng dẫn các phương tiện hình ảnh gồm: Chụp mạch số hóa xóa nền, siêu âm, cắt lớp vi tính. Chủ đề Hội nghị năm nay là “Điện quang can thiệp Việt Nam trong kỷ nguyên giá trị”, trong đó, hơn tất cả là “Giá trị” mà người bệnh được hưởng khi được ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến Điện quang can thiệp.

V.Thu



from Báo Gia đình & Xã hội - Trang chủ https://ift.tt/2vuE4pH
via IFTTT

Không có nhận xét nào: