Thời trang

[thoi trang][bleft]

Làm đẹp

[lam dep][grids]

Nội trợ

[noi tro][bleft]

Tâm sự

[tam su][twoclumns]
Được tạo bởi Blogger.

Ông Đinh La Thăng: "Lúc đó bị cáo mới 51 tuổi nên chưa thể mất trí nhớ được"

Trả lời về trách nhiệm làm mất 800 tỉ đồng của PVN tại OceanBank, bị cáo Đinh La Thăng cho rằng người ký văn bản ngừng thoái vốn là người chịu trách nhiệm cho việc mất vốn. Bởi vậy việc mất vốn không thuộc trách nhiệm của PVN.

Bị cáo Đinh La Thăng nhắc lại thời điểm tháng 3/2011 đã yêu cầu thoái vốn tại Oceanbank. Bị cáo Thăng nói rằng cá nhân ông không có ý đổ lỗi trách nhiệm, nhưng khi đó ông đã họp, chỉ đạo HĐQT thống nhất, có Nghị quyết thoái vốn của PVN tại OceanBank để phù hợp với tỷ lệ sở hữu theo quy định pháp luật hiện hành.

“Mới tháng 3/2011 bị cáo chỉ đạo thoái vốn thì không thể có chuyện chỉ 2 tháng sau, vào tháng 5/2011 khi anh Thắng (bị cáo Nguyễn Xuân Thắng) báo cáo mà bị cáo lại đồng ý cho chuyển vốn lần 3 được, rất vô lý. Lúc đó bị cáo mới 51 tuổi nên chưa thể “mất trí nhớ” được” – bị cáo Thăng nói.

 Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa. Ảnh: TTXVN

Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa. Ảnh: TTXVN

“Thực tế tại phiên tòa, bị cáo đã nêu nếu giả sử việc góp 100 tỷ (góp lần 3) là sai thì bị cáo nhận trách nhiệm, trước hết là người đứng đầu và là người ủy quyền, nhận trách nhiệm thay cho các anh khác khi ký nghị quyết này” – bị cáo Thăng lập luận trước tòa.

Liên quan đến câu chuyện trách nhiệm, bị cáo Thăng cho rằng ai ký văn bản ngừng thoái vốn thì phải chịu trách nhiệm. Theo bị cáo thăng thì cụ thể lộ trình thoái vốn của PVN tại OceanBank đã được ông Phùng Đình Thực báo cáo cụ thể. Lộ trình này đã được xây dựng từ năm 2012 và đến tháng 1/2013 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cho phép lộ trình thoái vốn từ 2013 đến 2015.

"Các văn bản nêu trên cho thấy việc thoái vốn đã có chỉ đạo từ tháng 3/2011. Sau đó Chính phủ không đồng ý thoái vốn thì trách nhiệm thuộc người ký văn bản không cho phép thoái vốn của PVN. Bởi vậy việc mất vốn này không thuộc trách nhiệm PVN. Vì xuất phát từ việc Ngân hàng nhà nước đề nghị giữ lại sau đó Phó Thủ tướng đã yêu cầu ngừng lại. Nhưng sau đó chính Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết định mua 0 đồng. Điều này không đúng pháp luật và hoàn toàn gây thiệt cho cổ đông trong đó có PVN là 20%"- bị cáo Thăng lập luận.

 Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn- người đã bị tuyên án tử hình trong vụ án khác tại OceanCank.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn- người đã bị tuyên án tử hình trong vụ án khác tại OceanCank.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước chiều nay có mặt tại phiên tòa khi được hỏi lý do không cho PVN thoái vốn đã không trả lời ngay mà đề nghị được trả lời sau.

Chiều nay, đại diện Bộ Tài chính có mặt tại tòa để làm rõ nội dung hai công văn Bộ Tài chính đã trả lời Văn phòng Chính phủ (VPCP) sau khi nhận được công văn xin ý kiến của VPCP đối với việc PVN góp vốn lần đầu và lần hai vào OceanBank năm 2008 và 2010.

Ông Phạm Đức Hưng, đại diện Bộ Tài chính trước tòa khẳng định chỉ trả lời để làm rõ nội dung hai công văn trên, các câu hỏi khác sẽ được ông ghi nhận và chuyển về Bộ Tài chính. Do đó, vị đại diện của Bộ Tài chính đã liên tục từ chối các câu trả lời không liên quan đến hai công văn này.

Theo ông Hưng, Công văn ngày 4/10/2008 của Bộ Tài chính trả lời công văn số 6553 của Văn phòng Chính phủ ngày 2/10/2008 trên cơ sở đề nghị của PVN tại công văn 7224 gửi VPCP ngày 20/9/2008. Về mặt hành chính, đây là công văn trả lời của Bộ Tài chính trên cơ sở yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, nội dung công văn như sau:

PVN có đủ điều kiện để góp vốn vào OceanBank theo các nội dung đã thỏa thuận, trên cơ sở tiếp nhận ban trù bị và cơ sở vật chất của ngân hàng Hồng Việt. Để đảm bảo tính hiệu quả, đề nghị PVN cần báo cáo rõ về tình hình hoạt động của OceanBank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, cũng như việc trích lập dự phòng cho các hoạt động kinh doanh của OceanBank, xác định giá trị cổ phiếu của OceanBank để tránh rủi ro trong đầu tư. PVN chịu trách nhiệm về hậu quả của việc đầu tư này.

Công văn này được Bộ Tài chính gửi trả lời VPCP, đồng thời cũng gửi cho PVN và các bên liên quan. Đây là công văn gửi trước khi PVN có quyết định góp vốn (lần 1) vào OceanBank.

Còn tại Công văn thứ hai, công văn số 12400 ngày 16/9/2010 của Bộ Tài chính trả lời công văn số 5643 của VPCP ngày 12/8/2010, đồng thời gửi đến PVN để trả lời về việc PVN tham gia góp vốn tăng vốn điều lệ của Oceanbank (góp vốn lần 2). Cũng tương tự như công văn trước, Bộ Tài chính trả lời VPCP đồng thời gửi cho PVN. Theo nội dung công văn, sau khi nghiên cứu đề nghị của PVN tại công văn 6873 ngày 6/8/2010 và Nghị quyết ĐHCĐ của Oceanbank, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Nghị định 141-2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính ngày 5/8/2010 về cơ chế tài chính của Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, và Nghị quyết ĐHCĐ Oceanbank, Công ty mẹ của PVN có đủ căn cứ để tham gia góp vốn. Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhận thấy PVN là tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước, có nghĩa vụ thăm dò và khai thác dầu khí, có nhiều dự án cần vốn đầu tư rất lớn, nhiều dự của PVN cần đề nghị nhà nước hỗ trợ vốn ưu đãi, nhiều dự án của PVN còn đề nghị nhà nước cho phép để lại nguồn lãi.

Do vậy Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo PVN rà soát tình hình thực hiện, cân đối nguồn vốn các dự án dầu khí, đặc biệt là các dự án trọng điểm. Trên cơ sở đó xác định nguồn vốn để đầu tư vào Oceanbank. Việc đầu tư phải đảm bảo tính hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư. Trường hợp không đủ nguồn vốn để tham gia đầu tư góp vốn thì PVN cần thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần tăng vốn điều lệ tại Oceanbank theo quy định hiện hành.

Hà Châu

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất



from Báo Gia đình & Xã hội - Trang chủ http://ift.tt/2G19Njn
via IFTTT

Không có nhận xét nào: