Thời trang

[thoi trang][bleft]

Làm đẹp

[lam dep][grids]

Nội trợ

[noi tro][bleft]

Tâm sự

[tam su][twoclumns]
Được tạo bởi Blogger.

Gap Year: Đi một ngày đàng…

Mỗi người một điểm xuất phát, một hành trình mà Đẹp chỉ kịp giữ chân họ trong một khoảnh khắc để nghe họ chia sẻ về niềm đam mê mà những cung đường mang lại, để được họ truyền cảm hứng cho một chuyến đi, có thể được bắt đầu ngay từ ngày mai.


 

Malia Obama – cô con gái cưng của Tổng thống Barak Obama tuyên bố sẽ dành hẳn một năm (“gap year”) để đi du lịch trước khi bước qua cánh cổng trường Đại học Harvard. Quyết định này ngay lập tức đã nhận được 2 luồng bình luận trái chiều đến mức những tờ báo lớn như CNN, Telegraph, Washingtonpost cũng có những loạt bài bình luận nóng về đề tài này. 

“Gap year” trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Hiểu một cách nôm na đó là một năm “nghỉ giữa hiệp”, không sách vở, không công việc, không áp lực, xách ba lô lên và khám phá những vùng đất mới, trải nghiệm một cuộc sống khác để trả lời những câu hỏi không có giải đáp trong đầu bạn. Nghe thật tuyệt, song mọi việc không phải lúc nào cũng dễ dàng khi bước chân ra khỏi “tổ kén” của chính mình, nhưng thử thách, rủi ro, thú vị và đầy bất ngờ là những từ mà đa số kẻ trở về nói đến, một lần nữa lại thúc giục những trái tim khát khao dấn thân lên đường.

Khái niệm “gap year”  thật ra đã xuất hiện từ thế kỷ 17 ở những gia đình Anh quốc quý tộc, khi con cái được tặng những chuyến du lịch dài ngày tham quan bảo tàng và các công trình kiến trúc khắp Châu Âu, ngay khi vừa kết thúc năm học. Xu hướng này trở thành hiện tượng phổ biến tại Anh, Úc và New Zealand vào những năm 60. Hai "viên kim cương" của Vương quốc Anh, Hoàng tử William và Hoàng tử Harry cũng dành hẳn một năm tham gia các hoạt động xã hội tại nhiều quốc gia khác nhau, trước khi chính thức trở thành sinh viên đại học. Sự kiện này đã khiến “gap year” như một thứ virus lan truyền nhanh chóng tại Mỹ, số người thực hiện năm “nghỉ giữa hiệp” tăng liên tục 20% đến 30% mỗi năm trong vòng một thập kỷ. Họ ra đi không chỉ để thỏa mãn cơn khát du lịch, mà còn để tìm kiếm những trải nghiệm mới, đặt bản thân trước những thử thách mới để chinh phục, bước qua lằn ranh biên giới và khi trở về họ trở thành những con người tự tin và bản lĩnh hơn, từ đó khái niệm “gapper” đã ra đời.

Dạy tiếng Anh cho trẻ tại một ngôi làng hẻo lánh miền Bắc Ấn Độ, tham gia giúp đỡ nạn nhân thiên tai tại Myanmar, chống chọi với nắng gắt và bệnh tật tại Châu Phi để bảo vệ tê giác khỏi những kẻ buôn sừng, hay chỉ đơn giản lao xuống ruộng với nông dân để hiểu giá trị của hạt gạo, hoặc tham gia vào những lễ hội cổ xưa nhất trên thế giới... Có quá nhiều cách để các “gapper” được sống một cuộc-sống-mà-mình-chưa-từng. Chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ thấy sức hấp dẫn và thử thách của “gap year”.

Và cũng thật dễ hiểu khi làn sóng dịch chuyển này trở thành liệu pháp cho những ai muốn trở thành “công dân toàn cầu”. Chính những “gapper” đã khiến khoảng cách giữa các quốc gia chỉ còn là những con số và biên giới chỉ tồn tại trên quyển hộ chiếu. Vậy bạn có sẵn sàng “mở nắp” tâm hồn để bước ra và đón nhận những điều mới mẻ từ thế giới bên ngoài hay không?  Nhắm mắt lại và khi sẵn sàng hãy nhấn nút F5!

 
"Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân nhỏ bé" - Lão Tử

Thế giới rộng lớn trải khắp 5 châu lục, nhưng thế giới cũng nhỏ bé trong lòng bàn tay. Những người sẵn sàng bước ra khỏi biên giới luôn mang theo mình một chiếc điện thoại để có thể kết nối với thế giới dù có đang ở phía bên kia bờ đại dương. Theo thống kê của WeAreSocial, có tới 97% giới trẻ sử dụng phương tiện truyền thông khi đang du lịch. Chỉ cần nhìn con số người theo dõi Facebook, Twitter hay Instagram của những phượt thủ nổi tiếng, sẽ hiểu được mức độ ảnh hưởng của mạng xã hội đối với phần còn lại của thế giới. Một kết quả khảo sát thói quen sử dụng mạng xã hội đã cho thấy đích đến của nhiều chuyến đi được quyết định bằng một cú click chuột.

20% khách du lịch trên toàn thế giới có xu hướng tìm kiếm thông tin trên mạng để lên kế hoạch cho chuyến đi:

- Đặt khách sạn: 23%

- Đặt trước các hoạt động tại điểm đến: 22%

- Đặt trước các điểm tham quan: 21%

- Đặt nhà hàng: 17%

Những con số này cho thấy thị phần khách du lịch rộng lớn mà các công ty du lịch, tập đoàn khách sạn, nhà hàng không thể nhắm mắt làm ngơ. 84% khách hàng trẻ tuổi cho rằng họ sẽ đi theo một đánh giá hoặc một dòng trạng thái trên Facebook, hơn là những lời quảng cáo. TripAdvisor – trang thông tin du lịch nổi tiếng vừa đưa ra những con số đáng lưu ý sau cuộc khảo sát do công ty nghiên cứu độc lập Ipsos thực hiện trên 5000 khách du lịch và chủ khách sạn khắp Châu Á, cho thấy lí do của một chuyến đi không nằm ở tờ quảng cáo.

- 42% chọn đến một quốc gia vì văn hóa và con người ở nơi đó

- 25% vì giá vé máy bay rẻ

- 27% vì được bạn bè, người thân giới thiệu

- 25% vì xem giới thiệu điểm đến trong phim

Các tour du lịch “check-in” dần bị loại ra khỏi danh mục tìm kiếm của những người trẻ. Họ muốn được trải nghiệm, và khám phá những điều mới mẻ. 78% trong số họ lên mạng tìm kiếm thông tin du lịch kiểu “home stay” (ở nhà người bản xứ), hay đăng ký tham gia cộng đồng Couchsurfing (cộng đồng chia sẻ phòng trống, đổi lại bằng giao lưu văn hóa).

Ngủ ở nhà người lạ, tham dự một bữa tiệc mà ở đó bạn không hề quen biết ai, hay thuê xe tự lái đi dọc một vùng đất nào đó là xu hướng du lịch mới của những người trẻ. Với họ, chìa khóa của những trải nghiệm thực sự chính là sự kết nối từ con người đến con người.

 Tổ chức: Thùy Anh

Không có nhận xét nào: